Theo công bố của Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), doanh số bán xe của các đơn vị thành viên trong tháng 6 đạt 23.587 xe các loại. Dẫn đầu toàn thị trường về doanh số bán hàng trong tháng 6/2021 là Toyota tiêu thụ 5.127 chiếc, tiếp đến là Kia (3.290 chiếc), Mazda (1.862 chiếc), Honda (1.550 chiếc), Ford (1.284 chiếc).
Bên cạnh doanh số bán xe của các đơn vị thành viên VAMA, thị trường ô tô Việt Nam còn có sự đóng góp đáng kể của Hyundai (do TC Motor lắp ráp và phân phối) và Vinfast. Trong đó, Hyundai bán được 5.558 xe trong tháng 6 vừa qua, doanh số cộng dồn 6 tháng đầu năm 2021 là 34.035 xe các loại. Còn Vinfast trong tháng 6/2021 cũng tiêu thụ đến 3.517 xe, đưa doanh số nửa đầu năm của hãng này lên 15.938 xe.
![]() |
Doanh số bán xe 6 tháng đầu năm 2021 do VAMA, TC Motor và Vinfast công bố. Một số hãng xe khác không tiết lộ kết quả kinh doanh tại Việt Nam như: Audi, Jaguar Land Rover, Mercedes-Benz, Nissan Subaru, Volkswagen, Volvo, MG, Beijing,… |
Nếu tính tổng doanh số được công bố chính thức từ các thành viên VAMA, TC Motor và VinFast, trong tháng 6/2021, thị trường ô tô Việt Nam tiêu thụ 32.662 xe. Còn trong nửa đầu năm 2021, toàn quốc tiêu thụ tổng cộng 200.454 chiếc xe.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, thị trường ô tô trong nước có thể đã đạt đỉnh vào khoảng tháng 3 và tháng 4 vừa rồi. Theo số liệu của VAMA, tổng doanh số toàn thị trường đã giảm 15% ở tháng 5 và giảm thêm 8% vào tháng 6.
Các chuyên gia cho rằng, những tháng còn lại trong năm sẽ khó có sự bứt phá bởi ảnh hưởng rất nặng nề của dịch bệnh Covid-19, nhất là tại 2 thành phố có lượng mua xe lớn nhất cả nước là TP. HCM và Hà Nội. Nhiều doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đang gặp khó khăn và hạn chế mua sắm mặt hàng này hơn.
Bên cạnh đó, tình trạng thiếu chip bán dẫn trên toàn cầu cũng ít nhiều tác động đến tiến độ sản xuất, lắp ráp xe trong nước và việc nhập khẩu nhiều mẫu xe về Việt Nam. Điều này sẽ ảnh hưởng đến giá bán và kế hoạch bàn giao xe cho khách của các đại lý trong vài tháng tới.
Đại lý giảm giá xe, kích cầu trước thềm “tháng ngâu”
Do tâm lý kiêng kỵ, sợ xui xẻo của nhiều người Việt Nam, doanh số bán ô tô trong “tháng ngâu” - tháng bảy âm lịch, thường sụt giảm khoảng 10-15% so với tháng trước đó.
Năm nay, “tháng ngâu” gần trùng với tháng 8 dương lịch. Ngay từ đầu tháng này, nhiều hãng xe và đại lý đã kích hoạt các chương trình khuyến mại, giảm giá sâu.
![]() |
Nhiều mẫu xe đang có giá "kịch sàn" nhưng khách hàng vẫn thờ ơ. (Ảnh: Hoàng Hiệp) |
Theo đó, thị trường ô tô đã chứng kiến cuộc đua giảm giá, khuyến mãi ở mọi phân khúc. Từ đầu tháng 6/2021, đã có nhiều hãng xe phổ thông như Honda, Toyota, Mazda, Nissan, Mitsubishi, Hyundai, Subaru,… triển khai các chương trình khuyến mại, giảm giá sâu các mẫu xe của mình. Nhiều mẫu xe đang có giá "kịch sàn", thấp chưa từng có.
Ông Lương Thanh Tuấn - phụ trách bán hàng một đại lý Honda tại Hà Nội cho biết, hiện nay tất cả các mẫu xe của Honda đều đang giảm giá rất sâu, nhiều đại lý còn có chính sách khuyến mại riêng như tặng đồ, phụ kiện hoặc trừ thẳng tiền mặt vào giá bán.
“Mẫu xe hot là Honda City hiện tại đang giảm giá trên dưới 20 triệu đồng, kèm theo khuyến mại tuỳ mẫu xe. Điều này khiến mẫu xe này từ tháng 6 đến nay vẫn bán khá chạy. Còn mẫu CR-V 2020 đang được khuyến mại lệ phí trước bạ khoảng 134 triệu với bản L, 125tr với bản G, và khoảng 120 triệu đối với bản E do đó cũng được nhiều người “kết” dòng xe này quan tâm”, ông Tuấn nói.
Tuy vậy, ông Tuấn vẫn thừa nhận rằng, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên lượng khách đến các showroom của Honda đã giảm tương đối nhiều so với trước đây. Điều này trái ngược với những năm trước dịch bệnh.
“Thường thì trước tháng bảy âm lịch sẽ ít có khuyến mại, năm nay lại khuyến mại rất nhiều. Do vậy nên nếu có điều kiện, khách hàng nên mua xe vào thời gian này sẽ rất lợi”, ông Tuấn chia sẻ.
![]() |
Nhiều showroom vắng bóng khách hàng trong những ngày này. (Ảnh: Hoàng Hiệp) |
Còn theo một nhân viên bán hàng của Hyundai Long Biên, lượng khách đến trực tiếp đại lý này để tham khảo, xem xe trong vài ngày trở lại đây đã giảm rõ rệt. Lý do là dịch bệnh khiến khách hàng có tâm lý ngại tiếp xúc trực tiếp.
“Nhiều khách hàng chưa thực sự có nhu cầu mua xe nên họ chỉ quan tâm đến giá bán và chờ đợi những động thái khuyến mại, giảm giá từ đại lý. Do vậy, cánh sale (nhân viên bán hàng) chúng tôi rất lo bị giảm doanh số trong tháng này. Ít khách nên chúng tôi phải tìm kiếm và chăm sóc khách hàng online nhiều hơn”,nhân viên bán hàng này chia sẻ.
Theo nhìn nhận của các chuyên gia, dù có áp dụng nhiều biện pháp kích cầu, chăm sóc khách hàng và giảm giá sâu chưa từng có, nhưng dự báo những tháng tới, doanh số bán xe toàn thị trường tiếp tục giảm.
Việc thuyết phục khách hàng “xuống tiền” được hay không trong tháng ngâu tới sẽ phụ thuộc nhiều vào các chính sách giảm giá, khuyến mãi sâu hơn đến từ các hãng xe và đại lý ngay từ thời gian này.
Hoàng Hiệp
Bạn hài lòng hay thất vọng với chiếc xe đầu tiên của mình? Hãy chia sẻ câu chuyện mua ô tô lần đầu tiên của mình tới Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Nửa đầu tháng 7, các hãng xe và đại lý tiếp tục duy trì và bổ sung các chính sách giảm giá, ưu đãi để kích thích sức mua trên thị trường ô tô. Có khá nhiều mẫu xe giảm sâu lên đến hơn trăm triệu đồng.
" alt=""/>Giá xe giảm kịch sàn, dân bán ô tô vẫn méo mặt lo ế trước 'tháng ngâu'Bảo vệ môi trường ứng phó với biến đổi khí hậu là một phần của mục tiêu Chương trình quốc gia về tiết kiệm năng lượng đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 280/QĐ-TTg ngày 13/3/2019.
Sự phát triển của các ngành công nghiệp điện, công nghiệp nặng, khai thác tài nguyên và khoáng sản trong những năm qua đã đặt ra nhiều thách thức về bảo vệ môi trường. Với vai trò là bộ ngành quản lý, Bộ Công Thương đang từng bước hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, xây dựng lộ trình để giải quyết các vấn đề cấp bách liên quan đến môi trường ở nước ta.
Kế hoạch bảo vệ môi trường ngành Công Thương giai đoạn 2020-2025 vừa được Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng phê duyệt ngày 08/09/2020, sẽ cụ thể hóa những mục tiêu mà toàn ngành phải thực hiện, qua những số hết sức đáng lưu ý.
80% tro, xỉ, thạch cao được tái chế
Năm 2019, thống kê từ Bộ Xây dựng, các cơ sở nhiệt điện đốt than phát thải lượng tro, xỉ, thạch cao khoảng 13,4 triệu tấn/năm. Trong khi đó, số tro, xỉ, thạch cao được xử lý trên cả nước là khoảng 11-13 triệu tấn.
Vì thế, là đơn vị quản lý lĩnh vực này, Bộ Công Thương đặt ra mục tiêu là đến năm 2025, 80% số tro, xỉ, thạch cao phát sinh từ các nhà máy điện, nhà máy hóa chất, phân bón được tái chế, tái sử dụng và xử lý làm nguyên liệu sản xuất, vật liệu xây dựng, san lấp, đáp ứng được yêu cầu bảo vệ môi trường.
Đồng thời, đến năm 2025, 70%-90% nguồn thải trong các lĩnh vực công nghiệp trọng điểm được đánh giá, kiểm kê, hoàn thiện cơ sở dữ liệu và ban hành chính sách, quy định kiểm soát.
Cơ sở để hoàn thành các mục tiêu này là 100% các doanh nghiệp ngành Công Thương được tập huấn và phổ biến pháp luật về bảo vệ môi trường cho đến năm 2025.
4 nhiệm vụ mục tiêu
Để hoàn thành các mục tiêu đề ra đến năm 2025, có bốn nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cần được thực hiện. Trong đó, Bộ Công Thương cần phối hợp rà soát, sửa đổi bổ sung các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, kiểm soát nguồn thải, tập trung vào các vấn đề cấp bách như rác thải nhựa, túi nilon, thu gom xử lý phế liệu, tái chế chất thải công nghiệp.
Song song đó, tăng cường thanh kiểm tra ở những khu có nguy cơ ô nhiễm cao để từ đó đẩy mạnh công tác quản lý an toàn bãi thải, cải tạo phục hồi môi trường. Tác động của các nguồn ô nhiễm môi trường ở các dạng năng lượng mới cũng cần phải được đánh giá toàn diện cùng với các nguồn ô nhiễm hiện nay như thủy ngân (Hg), bụi mịn (PM10, PM2.5).
Bộ Công Thương cũng được giao vai trò thúc đẩy mô hình công nghiệp xanh và đề xuất xây dựng thí điểm các khu công nghiệp sinh thái thân thiện môi trường.
Để làm được những điều này, công tác đào tạo, tuyên truyền, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường được Bộ Công Thương đẩy mạnh với vai trò đơn vị chủ trì.
29 đề án
Từ 4 nhiệm vụ mục tiêu nêu trên, các giải pháp sẽ được phân loại triển khai cụ thể theo 29 chương trình, dự án, đề án ưu tiên thực hiện xen kẽ từ nay đến năm 2025 (sau đây gọi tắt là đề án).
Trong đó, vấn đề trọng điểm được quan tâm hàng đầu là nhóm đề án xử lý tận gốc ô nhiễm môi trường. Từ ngành công nghiệp nhẹ (dệt, da, giấy), công nghiệp nặng (luyện kim, phân bón, hóa chất) đến công nghiệp điện, khai thác tài nguyên khoáng sản và khu công nghiệp, cụm công nghiệp đều có đề án cho sự phát triển bền vững, kiểm soát rủi ro và hạn chế tối đa tác động đến môi trường.
Rác thải từ hoạt động ở các trung tâm thương mại, siêu thị hay chợ đầu mối cũng không nằm ngoài đề án này. Như vậy, có thể thấy nhiều ngành nghề có tác động đến môi trường đang đứng trước cơ hội và thách thức để chuyển mình trong công cuộc xanh sạch hóa môi trường. Ngoài ra, một số đề án sẽ được triển khai trước mắt với các mô hình thí điểm để đánh giá hiệu quả trước khi nhân rộng.
Bộ Công Thương sẽ là cơ quan chủ trì thực hiện, phối hợp cùng Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng các bộ ngành có liên quan. 11/29 đề án cần báo cáo Thủ tướng khi hoàn thành, bên cạnh công tác báo cáo định kỳ hàng năm phải được Bộ Công Thương đôn đốc thực hiện cùng các bộ ngành có liên quan. Đây là một tốc độ hết sức khẩn trương, cần Bộ Công Thương ráo riết thực hiện để bám sát các mục tiêu tăng trưởng kinh tế đã đề ra từ nay đến năm 2025.
Phương Nguyễn
Thiết bị này được phát triển bởi nhóm nghiên cứu của Đại học Cambridge và đã thực hiện một bước quan trọng trong quá trình quang hợp nhân tạo.
" alt=""/>Những con số đáng chú ý của Kế hoạch bảo vệ môi trường ngành Công Thương giai đoạn 2020